NHÃN THÍ - ÁNH MẮT CHỨA ĐỰNG CON NGƯỜI
7 BỐ THÍ QUAN TRỌNG ĐỜI NGƯỜI.
2. NHÃN THÍ
Rất nhiều người nhìn nhau mà không thấy nhau. Nhìn nhau mà THẤY nhau. THẤY tức là “CHỨA ĐỰNG”
Vậy thì NHÃN THÍ chính là chứa đựng hình ảnh tốt đẹp của con người trong tâm trí của mình. Mình chứa đựng người đó trong tâm, thì mình cũng nhận lại được điều đó.
Có 3 tầng nhãn thí:
TẦNG 1: ÁNH MẮT CHỨA ĐỰNG CON NGƯỜI (ánh mắt kết nối, người đối diện nhận biết mình đang nhìn họ, đang chứa đựng nụ cười, ánh mắt, dáng dấp, khuôn mặt họ)
Thử nghĩ về từng người ta thường tiếp xúc như cha ta hay bố ta, mẹ ta, chồng hoặc vợ, con của mình, từng đồng nghiệp của mình. Khi ta nhắm mắt lại các anh chị có hình dung được khuôn mặt họ như thế nào không? Khi cười thì họ như thế nào? Từng đường nét trên khuôn mặt từng người ai là người ta nhớ rõ nhất? Đường nét trên khuôn mặt ai ta thấy mờ nhạt nhất? Từ đó, ta có thể thấy được sự chứa đựng của mình. Từ đó các anh chị có bài học gì cho chính mình? Có cách nào nâng mức độ nhãn thí lên ngay ở tầng 1?
TẦNG 2: ÁNH MẮT CHỨA ĐỰNG SỰ TỐT ĐẸP CỦA CON NGƯỜI.
Khi nhìn một người ta đã nhìn thấy sự tốt đẹp của họ chưa? Hay chỉ thấy những điều xấu và không vui với những điều tốt đẹp mà họ đang có?
Một con người đạt nhãn thí ở tầng số 2 khi người đó nhìn được bất cứ người nào cũng cảm nhận được vẻ đẹp của người đó, từ hình thể cho đến tâm hồn. Chúng ta học cách ghi nhận con người thuận theo nguyên lý ánh sáng! Rất là biết ơn cao nhân chỉ điểm, nếu như chúng ta thấy được một điểm mà chúng ta thấy là chưa đẹp của con người, hãy ngồi xuống thử viết ra và liệt kê 10 điểm tốt của họ, 10 nét đẹp của họ mà bạn thấy được!
Thử nghĩ xem, nếu xung quanh chúng ta, ai ai chúng ta cũng đều nhìn thấy vẻ đẹp của người khác thì người hạnh phúc nhất, vui vẻ nhất là ai? Có phải là chính chúng ta phải không ạ? Tầng 2 của nhãn thí chính là ánh mắt chứa đựng sự tốt đẹp của con người.
TẦNG 3: ÁNH MẮT CHỨA ĐỰNG SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CON NGƯỜI
Đây là tầng sâu sắc nhất trong nhãn thí: Ánh mắt chứa đựng sự chuyển hóa của con người. Trong trường hợp một người chúng ta không thích, chưa thích hoặc cảm thấy tệ đến với chúng ta, chúng ta sẽ nhìn người đó và sẽ nhìn thấy gì ở họ? Thấy họ tệ, thấy họ chưa biết cách đối đãi với con người, thấy họ không thể nào chuyển hóa và bất lực như vậy và đi kể khắp nơi nếu đó là người đó là người chúng ta không ưa. Chúng ta vui vẻ hơn khi thấy họ đau khổ? Nhưng sự vui vẻ đó chỉ là hình tướng bên ngoài của chúng ta, thật sự chúng ta nhìn thấy họ ra sao, họ có vấn đề như thế nào đều xuất phát từ những hạt mầm bên trong tâm trí của chính chúng ta. Nó được phản ánh qua người mà chúng ta gặp!
Việc chúng ta chứa đựng sự chuyển hóa tốt đẹp của họ, nhìn thấy trước hình ảnh tốt đẹp của họ là cách mà chúng ta giúp họ và cũng là giúp chính chúng ta. Vậy thì giúp chính chúng ta như thế nào?
Thứ nhất, giúp chuyển hóa chính hạt mầm tâm trí, những hạt mầm tâm trí của chúng ta phóng chiếu lên người đó, họ tốt đẹp hay chưa tốt đẹp thật ra không phải là họ mà là chúng ta chưa chấp nhận được chính mình, như vậy ta thấy được sự chuyển hóa của họ cũng chính là chứa đựng được sự chuyển hóa của chính chúng ta! Xin chúc mừng cho những ai đã nhìn thấy được sự chuyển hóa nơi con người. Số lượng người chúng ta có thể nhìn thấy cũng chính là số lượng vô số hạt mầm đã chuyển hóa trong tâm trí của chúng ta!
Thứ hai, khi nhìn thấy sự chuyển hóa của con người cũng giúp cho hình ảnh của họ nâng cấp trong mắt của chúng ta, chính thức đánh dấu thời kì mới quan hệ bước sang một giai đoạn mới, một giai đoạn nhìn thấy và tin tưởng vào sự chuyển hóa tốt đẹp của con người, và khi chúng ta tin tưởng, không còn thấy con người có vấn đề, chúng ta và chính người đó cũng chính thức có sự chuyển hóa!
CÂU CHUYỆN NHÀ SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến, cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
Nhà sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười:
– Vì thầy nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba. Nhà sư hỏi vì sao.
Cô lái cười bảo:
– Lần này thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.
Đò cập bến, cô lái đò thu tiền gấp năm lần. Nhà sư hỏi vì sao.
Cô lái đáp:
– Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò.
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần này phải trả bao nhiêu.
Cô lái đáp:
– Em xin đưa thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
– Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp:
– Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa. Do vậy em xin đưa thầy qua sông mà thôi.
Vậy bài học nhận được từ câu chuyện này là gì?
Khi ánh mắt chứa đựng con người, người ấy tự khắc nhận biết.
Khi ánh mắt chưa chứa đựng được con người, người ấy tự khắc cũng nhận biết.
Vậy chúng ta chứa đựng được con người qua ánh mắt tới tầng nào và mức độ ra sao hãy
chiêm nghiệm về từng con người mình nghĩ đến và viết xuống.
Nhận xét
Đăng nhận xét