NGÔN THÍ - TRAO NHAU LỜI NÓI TỐT ĐẸP
7 BỐ THí QUAN TRỌNG ĐỜI NGƯỜI
3. NGÔN THÍ
Ngôn thí: Hiểu đơn giản là cách mình truyền tải thông điệp, cách mình trao đi lời nói có định hướng cho con người như:
Xã hội: vui vẻ, hy vọng, niềm tin, trí tuệ.
Gia đình: khích lệ, khen gợi, khẳng định, xây dựng.
Nói được những điều trên giúp mình kích hoạt ngôn ngữ thuận theo chiều mong muốn, và kích hoạt được tổng nghiệp tốt trồi lên.
Khi khen ngợi con cái hay khen ngợi ai đó, nếu mình khen giỏi thì chưa rõ thông tin, tiềm thức của con ghi nhận sẽ chưa rõ ràng và cho con sự cạnh tranh chưa lành mạnh. Cần khen ngợi những lời nói liên quan đến 8 tố chất của nhân tài:
1. Dũng cảm thay đổi.
2. Dũng cảm nhận lỗi.
3. Cống hiến.
4. Gánh vác.
5. Trân trọng biết ơn.
6. Khiêm Tốn.
7. Kiên Trì.
8. Sức học tập.
Thí dụ như:
-Cám ơn con gánh vác việc nhà giúp mẹ.
-Chời ơi, sức học của con không thể hình dung.
Có 4 điều thay đổi cuộc đời của con người là:
NHẤT ÂM (giọng nói, lời nói)
NHÌ TƯỚNG (sắc tướng)
TAM THỔ (môi trường mình sống)
TỨ ĐỨC (Công Đức, Phước Đức)
Và ở đây nếu nói lời “đóng góp” thì khi mình “đóng góp” cho ai đó có nghĩa là mình đang thỏa mãn cái nội tâm của mình, biết người ta sai nói cho đã miệng nhưng là nội tâm của mình thấy đúng sai, phân biệt. Nhưng nội tâm của người ta chứa đựng mình kém thì mình vô tình tạo ra bức tranh lệch với nội dung mình muốn truyền tải. Nên nói lời đóng góp với người thân bên cạnh mình, người chứa đựng mình chứ không nên nói với người ngoài.
Còn nói với người ngoài nên dùng lời nói “xây dựng”: làm tốt rồi, làm lớn thêm cái này nữa thì bức tranh sẽ tròn đầy hơn.
Khích lệ: tránh tâm so sánh với người khác vì nói như vậy là quên hết trơn người kia, hại người được khen vì dễ ngạo mạn. Mà hãy nói là khích lệ cho người đó nói thêm cho mình hiểu thêm, biết thêm.
Khi ngôn thí chúng ta đã nhìn vào điểm tốt của người, làm lớn điểm tốt của người lên.
Nhận xét
Đăng nhận xét